Quản lý chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/7544



Về lý luận: Luận án đã nghiên cứu một cách đầy đủ về vị trí vai trò của hệ thống các cơ sở bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) và hoạt động bồi dưỡng CBQLGD trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục đáp ứng với đổi nới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo. Luận án đã làm sáng tỏ trong việc xây dựng khung lý luận cho công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQLGD. Luận án còn trình bày khá khúc triết các khái niệm cơ bản như quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và luận gián tường minh khái niệm bồi dưỡng, chất lượng quá trình bồi dưỡng. Ngoài ra, luận án còn luận gián về các nội dung như: những đặc trưng cơ bản của hoạt động bồi dưỡng CBQLGD, trong đó khái niệm CBQLGD, vai trò của đội ngũ CBQLGD, mô tả công việc của người CBQLGD, đặc biệt luận án còn khẳng định công việc của người cán bộ quản lý giáo dục như một nghề từ đó nảy sinh yêu cầu phải đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện tay nghề trước khi bổ nhiệm. Một điểm sáng nữa mà luận án thành công là đã phân tích sâu sắc những đặc trưng cơ bản của hoạt động bồi dưỡng CBQLGD, bao gồm: mục tiêu bồi dưỡng, các nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, lực lượng bồi dưỡng. Luận án đã phân tích và xem xét các những đặc trưng cơ bản của hoạt động bồi dưỡng CBQLGD trong mối tương quan với đối tượng bồi dưỡng là các CBQLGD – những người có vị trí xã hội nhất định và có kinh nghiệm trong công tác quản lý và có nguyện vọng nâng cao tay nghề. Những nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng được phân tích khá chi tiết theo các chức năng cơ bản của quản lý, bao gồm Quản lý các thành tố tác động tới chất lượng bồi dưỡng CBQLGD: - Tổ chức bộ máy Nhà trường; - Quản lý nội dung chương trình bồi dưỡng; - Quản lý đội ngũ cán bộ giảng viên; - Quản lý học viên; - Quản lý quá trình bồi dưỡng; - Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và các lĩnh vực khác; b. Về thực tiễn Thông qua nghiên cứu điều tra khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQLGD tại các địa phương và tại các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD, luận án đã trình bày về thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng CBQLGD của một số nhà trường qua các yếu tố: Các điều kiện đảm bảo chất lượng (mục tiêu bồi dưỡng, nội dung, chương trình và tài liệu bồi dưỡng, công tác tuyển sinh, đội ngũ giảng viên, các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị...); Các yếu tố quản lý quá trình (chương trình tài liệu bồi dưỡng, triển khai tập huấn giảng viên, giảng dạy và NCKH của Giảng viên, học tập của học viên, giám sát quá trình bồi dưỡng); Và các yếu tố quản lý đầu ra (Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động bồi dưỡng và cải tiến chất lượng hoạt động bồi dưỡng CBQLGD). Qua đánh giá thực trạng luận án đã nêu ra những thành tựu đạt được, những bất cập, những thuận lợi, những khó khăn mà các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD đang phải đối mặt. Trên cơ sở đó NCS đã đề xuất 5 giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng CBQLGD. Các giải pháp đó là: Giải pháp1: Đổi mới công tác tổ chức và quản lý nhà trường; Giải pháp 2: Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng theo hướng tăng kỹ năng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên; Giải pháp 4: Tích cực hóa hoạt động học tập của học viên; Giải pháp 5: Tăng cường các nguồn lực (cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính) cho hoạt động bồi dưỡng. Kết luận: Để thực hiện nghiêm túc tinh thần Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư trung ương Đảng về việc “Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD” và thực hiện Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thì vấn đề xây dựng các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng trong các cơ sở bồi dưỡng CBQLGD và triển khai thực hiện các giải pháp là một việc làm rất cần thiết đối với ngành giáo dục và đào tạo hiện nay

Nhận xét